Inbound Marketing Là Gì? Cách Triển Khai Inbound Marketing Hiệu Quả

Inbound marketing là một chiến lược tiếp thị khiến khách hàng tự động tìm đến doanh nghiệp, giúp mang lại lợi ích bền vững theo thời gian. Trong bài viết này, Regudemy sẽ giúp bạn hiểu rõ inbound marketing là gì và cách tiến hành inbound marketing sao cho hiệu quả.

Inbound marketing là gì?

Inbound marketing là một thuật ngữ được sử dụng bởi Hubspot, một công ty phát triển phần mềm Marketing – Sales. Theo đó, inbound marketing là cách thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc cung cấp những nội dung chất lượng, giúp giải quyết những thắc mắc, khó khăn cho những đối tượng có nhu cầu.

Quá trình này giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng tiềm năng, sau đó dần dần biến họ thành khách hàng thân thiết, từ đó khiến hình ảnh của doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi.

Lợi ích của chiến lược inbound marketing

Inbound marketing tập trung sáng tạo những thông tin hữu ích, có giá trị xoay quanh sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng tiềm năng quan tâm sau đó chia sẻ chúng thông qua các kênh marketing có chọn lọc như SEO, social media, email marketing,…

Những khách hàng có nhu cầu tiếp cận nguồn thông tin này sẽ chủ động tìm kiếm. Nhờ đó mà họ có được những trải nghiệm tích cực hơn so với việc bị gọi điện chào hàng, spam,…

Việc cung cấp những nội dung chất lượng giúp doanh nghiệp chiếm được niềm tin, sự ưu ái của khách hàng, từ đó thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó những khách hàng này sẽ quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho những khách hàng khác. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và tiết kiệm chi phí cho việc quảng cáo.

Sự khác nhau giữa inbound marketing và outbound marketing

Về sự tương tác

Outbound marketing là phương pháp truyền tải nội dung, thông điệp một chiều tức doanh nghiệp chủ cung cấp thông tin cho khách hàng không có nhu cầu tìm hiểu về điều đó. Nói cách khác, khách hàng bị bắt buộc phải tiếp nhận thông tin.

Trong khi đó, inbound marketing tạo ra sự tương tác 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể, doanh nghiệp tạo ra những nội dung hữu ích để để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng.

Sự khác nhau giữa inbound marketing và outbound marketing
Sự khác nhau giữa inbound marketing và outbound marketing

Về nội dung truyền tải

Trong Outbound marketing, 80% thông tin được truyền tải liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ trong khi thông tin hữu ích chỉ chiếm 20%. Ngược lại, inbound marketing tập trung phát triển nội dung hữu ích và chỉ dành 10-20% thông tin để nói về sản phẩm, dịch vụ.

Về mục đích

Mục đích của Outbound marketing là tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ tràn lan sao cho càng nhiều người nhìn thấy càng tốt mặc dù những người này không có nhu cầu. Còn inbound marketing chỉ tập trung thu hút khách hàng tiềm năng là những người tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Quy trình triển khai inbound marketing hiệu quả

Giai đoạn attract

Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ tiến hành thu hút đúng đối tượng, nhóm người có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng bằng cách xây dựng nội dung chất lượng sau đó và quảng bá đúng cách. Các hoạt động cần tiến hành bao gồm:

  • Content marketing: Sáng tạo những nội dung nội dung hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giúp họ giải quyết những khó khăn, thắc mắc. Bên cạnh những nội dung cơ bản về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần bổ sung mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực trong ngành để thu hút truy cập từ những khách hàng quan tâm.
  • SEO: Tối ưu hóa thứ hạng của từ khóa sản phẩm, dịch vụ trên công cụ tìm kiếm để khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy và truy cập vào website của doanh nghiệp các bạn, từ đó làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Quảng cáo Google search: Doanh nghiệp tiến hành kết hợp quảng cáo Google Search với các chiến lược tiếp thị khác để nhanh chóng tiếp cận với khách hàng tiềm năng và tiết kiệm chi phí quảng bá.
  • Social Media: Quảng bá thông điệp bằng các phương tiện truyền thông để tăng lượng truy cập đến website và mức độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời, đăng tải nội dung website trên các kênh mạng xã hội để hỗ trợ cho SEO.

Giai đoạn convert

Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là doanh nghiệp cần thu thập được dữ liệu từ nhiều nhóm khách hàng bằng cách:

  • Sử dụng landing page bán hàng để tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách thiết kế nội dung và bố cục landing page sao cho thật lôi cuốn sau đó dựa vào nội dung hữu ích mà khéo léo dẫn dắt khách hàng tiềm năng truy cập vào đây.
  • Sử dụng biểu mẫu: Gắn trực tiếp biểu mẫu đăng ký nhận tư vấn trên website để thu thập thông tin của những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm.
  • Sử dụng CTA (call for action) để dẫn về landing page, kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trên trang blog,…

Giai đoạn close

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ của nhiều công cụ để có thể chuyển đổi từ lead thành khách hàng thực tế.

  • Hệ thống CRM: Giúp quản lý dữ liệu và chăm sóc khách hàng, sau đó kết nối các hoạt động marketing, sales để đem đến những trải nghiệm liền mạch cho khách hàng và đánh giá cơ hội chuyển đổi của lead thông qua sự tương tác của khách hàng với bài viết, email, quảng cáo…
  • Hệ thống marketing automation: Tự động hóa các quy trình từ email đến remarketing theo kịch bản có sẵn được thiết lập dựa trên dữ liệu phân tích được từ hệ thống CRM, bao gồm Contact based, Company based, Deal based và Ticket based

Giai đoạn delight

Sau khi đã thành công chuyển đổi từ lead thành khách hàng, doanh nghiệp các bạn cần tiếp tục cung cấp những nội dung hữu ích về chủ đề mà khách quan tâm nhằm giữ chân họ và biến họ thành người quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động như:

  • Tiếp tục gửi thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề khách hàng quan tâm ban đầu hoặc những chủ đề mới để hấp dẫn khách hàng.
  • Gửi e-newsletters để truyền tải thông tin về những xu hướng, sự kiện, sản phẩm, dịch vụ mới nhằm mục đích nuôi dưỡng và xây dựng lòng tin cho khách hàng.
  • Cung cấp chương trình khuyến mãi đúng thời điểm để tăng cơ hội chốt bán hàng.

5. Chi phí triển khai inbound marketing

Tùy theo chiến lược tiếp thị, quy mô hoạt động của doanh nghiệp các bạn mà mà chi phí triển khai inbound marketing sẽ thay đổi. Nhìn chung, inbound marketing sẽ đòi hỏi các loại chi phí sau:

Chi phí lên kế hoạch Inbound Marketing

Khoản chi phi phí này sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố như đối tượng khách hàng, nội dung, thông điệp truyền tải, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, các mục tiêu marketing,…

Chi phí xây dựng website

Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng website có độ tương thích cao, tốc độ tối ưu, chuẩn SEO, hình ảnh đẹp mắt,…. để thu hút khách hàng.

Chi phí sản xuất nội dung

Nội dung website vô cùng quan trọng vì chúng giúp thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Cho nên, doanh nghiệp các bạn cần đầu tư nhiều vào quá trình sản xuất nội dung.

Chi phí SEO

Chi phí triển khai SEO sẽ tùy thuộc vào khoảng thời gian đẩy vị trí website lên thứ hạng cao nhất trên công cụ tìm kiếm.

Chi phí quảng cáo

Khoản đầu tư này sẽ phụ thuộc vào phương thức chạy quảng cáo mà doanh nghiệp chọn lựa.

Chi phí thuê đội ngũ Inbound Marketing

Đây là khoản chi bắt buộc khi doanh nghiệp triển khai inbound marketing. Đội ngũ inbound marketing sẽ đảm nhận tất cả các công việc tiếp thị.

Trên đây là những thông tin cơ bản về inbound marketing mà Regudemy muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *