Search Intent Là Gì? Phân Loại Search Intent Theo Mục Đích Tìm Kiếm

Search Intent là thuật ngữ quen thuộc trong SEO và Google Ads Search, quyết định đến thứ hạng của website, sự tăng giảm CTR,… Trong bài viết hôm nay, Regudemy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ search intent là gì và các loại search intern phân theo mục đích tìm kiếm.

Search intent là gì?

Nói một cách đơn giản, search intent chính là mục đích, ý định, câu hỏi tìm kiếm của người dùng internet trên các công cụ tìm kiếm như Google. Ví dụ, khi người dùng sử dụng từ khóa “digital marketing agency” thì họ đang kỳ vọng tìm được những kết quả ra như danh sách các digital marketing agency uy tín, cách chọn digital marketing agency phù hợp,…

Tầm quan trọng của search intent trong SEO và Google Ads Search

Mỗi người dùng internet sẽ có những mục đích truy vấn riêng khi sử dụng công cụ tìm kiếm và họ thường bắt đầu bằng một từ khóa. Nhiệm vụ của người làm SEO hay Google Ads Search là nắm bắt được những mục đích này và thể hiện chúng ngay tiêu đề bài viết, thông điệp. Có vậy thì bạn mới thu hút được người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên, từ đó có thể tăng CTR và điều hướng người dùng tới landing page hoặc website của mình.

Trước tiên, bạn cần dựa vào độ dài ngắn và mức độ cụ thể của từ khóa mà người dùng sử dụng để mường tượng mục tiêu tìm kiếm của họ. Thông thường, những từ khóa ngắn sẽ khó dự đoán hơn những từ khóa dài. Nếu từ khóa mang ý nghĩa chung chung thì có nghĩa là người dùng mới chỉ đang ở giai đoạn đầu tiên trên customer journey. Cách tiếp cận nội dung tốt nhất cho nhóm đối tượng này là cung cấp thông tin hữu ích cho họ.

Các loại search intent phân theo mục đích tìm kiếm

Information intent

Information intent bao gồm những từ khóa được sử dụng cho mục đích chính là tìm kiếm thông tin như thông tin sản phẩm, dịch vụ hoặc một chủ đề cụ thể. Đây là loại search intent phổ biến nhất hiện nay vì người dùng luôn tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Và các công cụ tìm kiếm như Google vốn có bản chất là “giải đáp những câu hỏi bạn không thể tự giải đáp”.

Ví dụ, sau khi đọc xong bài viết “search intent là gì?” thì người dùng vẫn còn khá mơ hồ về cách sử dụng search intent. Vì vậy, họ có thể sẽ tiếp tục truy vấn với cụm từ khóa “search intent” để khám phá nội dung liên quan hoặc cụ thể và chi tiết hơn với cụm từ khóa “cách sử dụng search intent” hay “search intent trong SEO”.

Để tiếp cận thành công đối tượng mục tiêu, bạn cần phát triển nội dung hữu ích cho bài viết SEO chứ không chỉ dừng lại tại tiêu đề. Những nội dung ngắn gọn, súc tích, cấu trúc rõ ràng sẽ càng thu hút người đọc. Bạn có thể sử dụng thêm số liệu, hình ảnh, video để tạo hứng thú và giữ chân họ lâu hơn trên website.

Đối với Google Ads thì không chỉ dừng lại ở những nội dung quảng cáo thu hút mà bạn còn phải định nghĩa tổng quan và chi tiết cho đối tượng mục tiêu về sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ, bạn kinh doanh phần mềm thì cần giúp người dùng hiểu được các các tính năng, lợi ích hay lý do lựa chọn sau khi họ đã đảo 1 vòng trên website của bạn.

Transactional intent

Transactional Intent bao gồm những từ khóa chứng tỏ người dùng đã sẵn sàng mua sắm. Họ thường sẽ sử dụng cụm từ khóa đi kèm với “giá”, “bán”, “mua”,… để tìm ra những sản phẩm, dịch vụ có giá cả hời nhất. Vì giá cả là một trong những vấn đề mà đối tượng mục tiêu đang quan tâm thì bạn phải tạo ra nội dung quảng cáo truyền tải các lợi ích kinh tế hữu hạn để bạn thu hút họ.

Đối với nhóm search intent này thì nội dung trên website cũng rất quan trọng vì chúng giúp biến những cơ hội tiềm năng thành doanh thu thực tế. Trong trường hợp này, bạn hãy đặt mình vào vị trí người mua và suy ngẫm về những lý do chọn hoặc không chọn sản phẩm, dịch vụ. Câu thần chú mà bạn có thể sử dụng là “sản phẩm đó [yếu tố tiêu cực A] nhưng mà [yếu tố tích cực B] nên tôi vẫn chọn”. Lúc này, bạn cần tối thiểu hóa A và làm nổi bật B lên trên website bằng cách chèn review, rating hoặc case study thực tế.

Commercial intent

Commercial Intent là nhóm từ khóa liên quan đến mục đích thương mại. Đối tượng mục tiêu lúc này đã bị bạn thuyết phục một phần nhờ vào các hoạt động marketing trước đó nên họ chỉ đang tìm kiếm thêm thông tin để biết bản thân đã “chọn đúng sản phẩm” chưa.

Trong SEO, bạn có thể tận dụng loại search intent bằng cách bắt đầu với dạng bài viết long form reviews hoặc bài viết thiên về thông tin như demo sản phẩm hay case study. Hãy nhớ thêm vào những yếu tố cảm xúc như sản phẩm, dịch vụ đã thay đổi hoặc mang lại trong cuộc sống hàng ngày như thế nào nếu họ mua chúng ngay hôm nay.

Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc trên cho mẫu quảng cáo – tiêu để và phần mô tả trong Google Ads. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp các landing page bằng chuỗi các nội dung về các mục đích khác nhau.

Navigational intent

Navigational intent bao gồm những từ khóa được sử dụng để tìm kiếm website doanh nghiệp. Người dùng đã nắm được một vài thông tin như tên tên thương hiệu sau đó sử dụng chúng để tìm website liên quan. Các cụm từ khóa điển hình của loại search intent này là “tên thương hiệu” + “từ khóa”.

Navigational intent được ứng dụng trong SEO để tối ưu thẻ meta của home page hoặc sản phẩm để người dùng truy cập thẳng đến trang cần tìm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với các kỹ thuật SEO khác như cấu trúc website, lên kế hoạch nội dung, cách đi link nội bộ,…

Trên đây là những thông tin liên quan đến search intent mà Regudemy muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được những giá trị mà search intent mang lại cũng như cách phân loại nhóm từ khóa. Hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề tiếp theo của Regudemy!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *