Cách xây dựng kế hoạch digital marketing cho quản lý trong doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu luôn là một trong những cụm từ được nhiều người tìm kiếm và quan tâm.
Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay, Digital Marketing ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong doanh nghiệp đặc biệt là các cấp quản lý. Vậy hãy cùng Regudemy tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch Digital Marketing cho quản lý hiệu quả nhé!
Digital Marketing là gì?
Trong xu thế phát triển của công nghệ, khái niệm Digital Marketing chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, khi tìm hiểu chuyên sâu đến các khái niệm và định nghĩa liên quan về thuật ngữ này thì có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Trong bài viết này, Regudemy sẽ cùng bạn tìm hiểu và tiếp cận với góc nhìn của người được xem là “Cha đẻ của ngành Marketing” ông Philips Kotler: “Digital Marketing, hay còn được gọi là marketing số điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và phương pháp xúc tiến thương mại của sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng đúng các nhu cầu của tổ chức, cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Hay nói cách khác, Digital Marketing có thể được hiểu là cách các tổ chức, cá nhân quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng kỹ thuật số internet.
Những yếu tố tạo nên Digital Marketing
Kế hoạch Digital Marketing là một bản kế hoạch nêu ra các chiến lược mục tiêu truyền thông dựa trên các phương tiện nền tảng kỹ thuật số.
Bản kế hoạch Digital Marketing sẽ xác định rõ các phương pháp truyền thông, kênh truyền thông và các mục tiêu của chiến lược marketing cụ thể và hiệu quả. Bên cạnh đó, để kế hoạch digital marketing phát huy tối đa hiệu quả, các bộ phận khác trong doanh nghiệp cũng cần phối hợp nhuần nhuyễn với nhau để vận dụng tối đa tất cả các kênh tiếp thị doanh nghiệp đang có.
Tại sao cần phải xây dựng kế hoạch Digital Marketing cho quản lý?
Digital Marketing luôn được xem là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp và chiếm một phần ngân sách quan trọng nhờ vào rất nhiều lợi ích mà nó mang đến cho cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng được kế hoạch Digital Marketing hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người mà đặc biệt là các quản lý được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để kế hoạch Digital Marketing phát huy tối đa khả năng vốn có và bổ trợ, khắc phục những hạn chế của marketing truyền thống.
Chức vụ Quản lý Digital Marketing (Digital Marketing Executive) trong doanh nghiệp có nhiệm hỗ trợ quá trình lên kế hoạch, triển khai và tối ưu các hoạt động truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số. Bên cạnh đó còn hỗ trợ quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh digital thể hiện thông qua các lợi ích sau:
Thể hiện tính thuận tiện của doanh nghiệp
Các quản lý nhờ vào xây dựng kế hoạch digital marketing mà giúp doanh nghiệp hoạt động không cần quan tâm đến thời gian và không gian. Khách hàng có thể tự do tìm kiếm, đặt hàng, xem các thông tin chi tiết sản phẩm, xem đánh giá, bình luận về các sản phẩm.
Tiết kiệm chi phí, quản lý rủi ro cho doanh nghiệp.
Với ưu điểm là chi phí khởi điểm thấp nên các doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai các kế hoạch digital marketing thông qua việc quảng cáo online mà không cần bận tâm nhiều đến ngân sách ban đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể tự quyết định các hoạt động như cách thức tiếp cận, phương pháp tiếp cận, chi phí cụ thể cho từng chiến dịch, với mục tiêu và thời gian triển khai từ đó hạn chế những rủi ro phát sinh cho doanh nghiệp
Các quản lý dễ dàng kiểm soát và đo lường kết quả
Công tác kiểm soát và đo lường kết quả đối với quá trình xây dựng kế hoạch digital marketing cho quản lý là rất quan trọng và tương đối khó khăn. Tuy nhiên, một bản kế hoạch digital marketing chi tiết, bám sát với mục tiêu thực tế sẽ khắc phục điều này. Các công cụ kỹ thuật số sẽ phân tích kết quả và báo cáo chỉ số giúp quản lý có thể kiểm soát, đo lường chính xác và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch hoạt động một cách dễ dàng thông quan mức độ quan tâm một một hoặc nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng khi truy cập vào mẫu quảng cáo hoặc các thông tin trên website.
6 Bước xây dựng kế hoạch Digital Marketing cho quản lý hiệu quả
Chúng ta hãy cùng Regudemy tìm hiểu các bước xây dựng kế hoạch digital marketing cho quản lý hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược của kế hoạch
Một trong những tiêu chí quyết định sự thành công của cả kế hoạch là nằm ở mục tiêu. Mục tiêu càng cụ thể rõ ràng thì càng dễ thực hiện được, các tiêu chí xác định mục tiêu có thể kể đến như: cần phải có mốc thời gian, không gian thực hiện cụ thể; mục tiêu phải có thể đo lường, đánh giá kết quả đạt được thông qua những tiêu chí cụ thể.
Bước 2: Các quản lý tiến hành phân tích sản phẩm
Đa phần các quản lý sẽ áp dụng mô hình ma trận SWOT vào sản phẩm của mình để phân tích những đặc điểm nổi bật và lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Điểm mạnh (S – Strengths): các quản lý cần liệt kê những lợi thế nổi bật mà sản phẩm của mình tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Ví dụ: giá cả, bao bì, thời gian vận chuyển, chính sách hậu mãi, thời gian sản phẩm có mặt trên thị trường,…
- Điểm yếu(W – Weaknesses): Liệt kê những yếu tố làm cho sản phẩm của bạn không được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm của bạn yếu hơn sản phẩm của đối thủ ở điểm nào? Dịch vụ khách hàng của công ty dành cho sản phẩm đó đã tốt chưa?
- Cơ hội (O – Opportunities): các quản lý sẽ từ những điểm mạnh mới liệt kê và dựa theo tình hình thị trường hiện tại kết hợp với xu hướng của thị trường từ đó tìm ra những phương pháp giúp sản phẩm, dịch vụ của công ty phát triển hơn.
- Thách thức (T – Threats): Các quản lý thấu hiểu được những điểm yếu nội tại của doanh nghiệp và những thách thức cần đối mặt từ đó tìm kiếm và khắc phục những nguy cơ tiềm ẩn.
Bước 3: Quản lý xác định khách hàng mục tiêu
Các quản lý sẽ là người hiểu rõ nhất về khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang quảng bá. Các quản lý sẽ xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ này sẽ phù hợp với ai thông qua việc nghiên cứu nhân khẩu học của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
Các con số đạt được trong quá trình phân tích khách hàng mục tiêu
Nhờ vào quá trình xác định khách hàng mục tiêu, các quản lý sẽ hiểu rõ đối tượng mà sản phẩm, dịch vụ đang nhắm đến, từ đó điều chỉnh cách tiếp thị sản phẩm và đánh giá hành vi của khách hàng thông qua tương tác trên nền tảng truyền thông digital của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quản lý còn có thể dự đoán xu hướng mua hàng của khách hàng, cũng như lên kế hoạch hiệu quả cho các chiến lược kế hoạch digital marketing trong tương lai của mình.
Bước 4: Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo người xưa hay nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thật vậy, phân tích đối thủ cạnh tranh rất quan trọng đối với một chiến dịch marketing nói chung và một kế hoạch xây dựng kế hoạch digital marketing nói chung. Khi các quản lý phân tích đối thủ cạnh tranh càng đầy đủ và chi tiết thì xác suất thành công của một kế hoạch digital marketing càng cao.
Thông thường, các quản lý cũng sẽ sử dụng mô hình ma trận SWOT để phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, để hỗ trợ cho quá trình phân tích trở nên hiệu quả và thực tế hơn, các quản lý hãy tận dụng các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua các nền tảng hỗ trợ như: Facebook Insights, SEMrush, Google News, Fanpage Karma, Ahrefs,…
Phân tích Website của đối thủ cạnh tranh bằng ứng dụng Ahrefs
Bước 5: Lên chiến lược Digital Marketing và phân công nhiệm vụ
Đây là một trong những bước quan trọng nhất của việc xây dựng kế hoạch digital marketing cho quản lý. Sau khi xác định cụ thể các mục tiêu trong chiến dịch của mình, việc của các quản lý bây giờ là thực hiện ở đâu và như thế nào. Tương ứng với mỗi mục tiêu Digital Marketing khác nhau sẽ có những chiến lược thực hiện phù hợp riêng biệt.
Các hình thức Digital Marketing mà các quản lý có thể sử dụng trong chiến dịch như sau:
- Sử dụng SEO (Phương pháp tối ưu công cụ tìm kiếm)
- Sử dụng kênh PPC (Phương pháp quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột)
- Sử dụng kênh Social Media
- Sử dụng KOL: Influencer
- Sử dụng Email Marketing
Với mỗi mục tiêu chiến lược khác nhau, các quản lý sẽ ứng dụng các hình thức digital marketing phù hợp để đạt được các mục tiêu dễ dàng hơn và kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để thực hiện tối đa hóa mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước 6: Quản lý tiến hành đo lường, đánh giá và tối ưu kế hoạch digital marketing
Thực hiện công tác đo lường, đánh giá kế hoạch digital marketing để xem xét hiệu quả hoạt động của toàn chiến dịch. Các quản lý sẽ đánh giá kết quả dựa trên từng mục tiêu cụ thể được đưa ra thông qua các KPI ngắn hạn hoặc dài hạn theo như mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
Từ các kết quả đo lường, quản lý tiến hành xem xét lại tổng thể kế hoạch, từng bước trong quá trình thực hiện từ đó khắc phục các điểm yếu phát sinh nếu có và phát huy tối đa có điểm mạnh nội tại.
Trên đây là các bước để xây dựng kế hoạch digital marketing cho quản lý một cách hiệu quả. Qua đó, chúng ta thấy được một kế hoạch digital marketing thành công dựa vào rất nhiều các yếu tố quyết định, ngoài việc thực thi đúng các bước cần có để xây dựng kế hoạch, các quản lý cũng cần không ngừng học hỏi và nắm bắt nhu cầu cũng như xu hướng của thị trường để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.