Cách nghiên cứu thông tin trước khi viết bài là một phương pháp quan trọng mà bạn cần biết khi muốn viết content thu hút. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Hiện nay, công việc freelancer đang thu hút rất nhiều bạn trẻ gia nhập. Không chỉ vì mức lương hấp dẫn, thời gian khi làm cũng rất linh hoạt và không cần lên công ty nên được yêu thích. Với những người mới bắt đầu viết content, một kỹ năng cần thiết đó là cách nghiên cứu thông tin trước khi viết bài. Bởi chỉ khi bạn biết tìm kiếm và phân tích các thông tin thì bài viết của bạn mới được triển khai đúng hướng, không bị lạc đề. Vậy làm cách nào để research thông tin hiệu quả nhất trước khi viết bài, cùng Regudemy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Các bước trước khi viết content
Để có được 1 bài viết chất lượng, bạn cần phải thực hiện các bước như nghiên cứu thông tin, viết bài và sửa lỗi. Nếu bạn chỉ viết mà không nghiên cứu, những chữ bạn viết ra sẽ chẳng có ý nghĩa gì với người đọc cả. Việc này bị xem là một thất bại lớn với những người làm content. Bạn có thể xem qua những bước cơ bản để viết 1 bài content dưới đây.
Bước 1: Pre-writing
Pre-writing hay còn được gọi là bước chuẩn bị trước khi viết. Khi bắt đầu, bạn sẽ được giao 1 keyword chính và có thể kèm theo keyword phụ. Thông qua đó, bạn phải xác định được những gì mà bạn muốn viết, muốn truyền tải cho người đọc. Để làm được việc này, bạn có thể đặt cho chính mình những câu hỏi như: Mục đích của bài viết bạn muốn hướng đến là gì? Bài viết của bạn hướng đến nhóm đối tượng nào? Người đọc bài viết của bạn để tìm hiểu thông tin gì?…
Sau khi đã định hướng được bài viết, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin và nghiên cứu các thông tin vừa tìm được. Tác dụng của việc này là giúp bạn đưa ra được dàn bài sát với ý tưởng ban đầu. Trong outline sẽ chứa tiêu đề bài viết, các thẻ Heading chính và phụ.
Bước 2: Drafting
Đây chính là bước phác thảo bài viết hoàn chỉnh dựa trên dàn ý có sẵn. Tại bước này, bạn phải chọn lọc những thông tin và biến nó thành của mình. Bạn phải trả lời được các câu hỏi đã đặt ra, sắp xếp nó theo trình từ hợp lý và khai thác các thẻ Heading từ nhỏ đến lớn. Bài viết của bạn cũng phải có đủ các phần nguyên nhân và kết quả.
Bước 3: Revising
Sau khi đã viết xong bài, bạn phải xem lại các luận điểm chính đã đủ chưa, logic trình bài viết đã hiệu quả chưa? Bạn cũng phải xem lại giọng điệu của mình có phù hợp với chủ đề không, các câu đã chỉn chu và đúng ngữ pháp. Hãy lặp đi lặp lại việc này cho tới khi bạn không còn thấy lỗi diễn đạt trong bài.
Bước 4: Proofread
Proofread là rà soát lỗi. Lỗi ở đây có thể liên quan đến lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hoặc lỗi lặp từ. Chúng ta cần phải để ý tỉ mỉ tại bước này để bài viết được tối ưu nhất.
Bước 5: Xuất bản
Sau khi đã hoàn thành xong các bước trên, việc cuối cùng cần bạn xem xét là tiêu đề đã thực sự thu hút người đọc hay chưa. Tiêu đề không chỉ đánh vào nỗi đau của người xem, mà còn phải thật thu hút để người xem click vào bài viết của bạn.
Làm thế nào để viết content thu hút và khác biệt?
Khi bạn lên Google và search từ khóa “cách viết content”, Google sẽ trả về cho bạn rất nhiều kết quả như định nghĩa, phương pháp, các bước viết bài,… Bạn vào xem các bài viết đó, và chắc chắn rằng bạn sẽ thấy giữa những website khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau đến bất ngờ. Các hoạt động Copy và Paste ấy đã làm ô nhiễm môi trường content hiện tại, cũng làm người đọc không thể phân biệt được những thông tin đúng, sai.
Thậm chí, hiện nay có rất nhiều người viết “không chuyên”. Họ không có kinh nghiệm, kể cả phần họ đang viết và về công việc họ đang làm. Điều đó dẫn tới việc kiến thức mà người đọc tiếp thu sai, không đi đúng chủ đề và quá dài dòng. Vậy nên khi bạn làm việc gì thì cũng phải có kiến thức trong lĩnh vực đó, đừng “mang” bài của người ta về.
Mỗi người sẽ có một giọng văn, một lối viết khác nhau hoàn toàn. Đó là nhân tố quyết định đến sự khác biệt của những bài viết cùng chủ đề. Khi viết, bạn hãy sử dụng cách nghĩ, cách hiểu của mình để giải thích cho người khác chứ đừng dùng “sách giáo khoa”. Bởi bạn ban đầu cũng là một người đi lên từ con số 0, kinh nghiệm thực tế của bạn còn quý hơn lý thuyết trong sách.
Cách nghiên cứu thông tin trước khi viết bài cho người làm nội dung
Content có rất nhiều kiểu bài khác nhau, từ bài SEO trên các website đến bài PR, social,… Tuy nhiên, các ngành đều phải trải qua quá trình nghiên cứu thông tin, nguyên tắc là đi từ dễ đến khó, khái niệm đến mở rộng hơn.
Một ví dụ rất đơn giản, khi bạn tìm cách viết content, người ta sẽ cho bạn định nghĩa, phân loại,… rồi mới tới cách viết. Sau đó, người ta có thể bổ sung thêm những heading như các chiến thuật,…
Để viết blog, SEO
Đây là những dạng bài cung cấp thông tin cho người xem, giải đáp các thắc mắc hoặc PR một trang web nào đó liên quan đến từ khóa khách hàng tìm kiếm. Khi nghiên cứu thông tin trước khi viết bài, bạn phải tìm hiểu từ khóa chính và các thuật ngữ liên quan.
Đừng ngại ngần tìm hiểu những thông tin có sẵn trên mạng, nhưng đừng sao chép nó. Hãy nhớ mục đích của bạn là đọc để hiểu. Sau đó, dựa vào những bài trên Top và ý kiến cá nhân, hãy đưa ra dàn bài hiệu quả và sát chủ đề nhất. Công việc tiếp theo của bạn chỉ là dựa vào dàn bài đó để viết bài hoàn chỉnh.
Để viết content social, content ads
Đây là những dạng bài dùng để quảng cáo sản phẩm hoặc doanh nghiệp nhằm thu hút người mua và tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy nên, thứ bạn cần nghiên cứu kỹ là về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp muốn triển khai.
Nhắc đến mạng xã hội, bạn phải hiểu ngay muốn thu hút được người xem thì phải bắt trend tốt. Đây chính là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn không ngại sử dụng những trend như thử thách 5 ngày 5 đêm của The Coffee house, Ét Ô Ét, Giây phút em gặp Home là em biết em see tiền,… Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm giữa việc cứ thấy trend là bắt. Bạn còn phải nghiên cứu xem doanh nghiệp bạn có thích hợp khi sử dụng nó không, trend mới đã giải quyết được insight của khách hàng không.
Những vấn đề gặp phải khi research thông tin
Vấn đề đầu tiên là bạn không thể tìm kiếm được thông tin cần thiết giống với keyword chính. Vậy thì đừng lo, bạn hãy thử thay đổi từ khóa hoặc sử dụng từ khóa phụ. Bạn cũng có thể thử tìm hiểu thông tin đó bằng tiếng Anh, bởi có thể những bài viết tiếng Việt đã không được đầu tư.
Nếu bạn đang loay hoay không thể research được khách hàng tiềm năng trên facebook, hãy thử ngay tính năng Library ads để xem các đối thủ cùng ngành làm quảng cáo như thế nào hoặc xem nhu cầu của người mua đang thay đổi như thế nào.
Các nguồn tìm kiếm thông tin
Trang web của đổi thủ
Không sai đâu, trang web của đối thủ là một nơi bạn có thể khai thác thông tin vô cùng hiệu quả. Những thứ bạn không tìm được trên thanh công cụ của Google như nhu cầu khách hàng, nỗi lo, mong muốn của khách hàng sẽ có thể thấy được qua website của đối thủ.
Ví dụ, bạn đang muốn bán thêm loại áo lông hai lớp, nhưng đối thủ đã bán mặt hàng đó và đánh giá nó không tốt, mặc rất nặng. Dựa trên insight này, nếu bạn không thể cải thiện sản phẩm, bạn có thể dừng việc nhập hàng lại.
Google là một công cụ cho phép bạn tìm kiếm vô vàn thông tin chỉ dựa trên từ khóa bạn cung cấp. Một số dịch vụ tìm kiếm Google cung cấp như Google Trend, Google Scholar,… cung cấp nhiều loại thông tin giúp bạn tha hồ tìm kiếm.
Các trang mạng xã hội
Các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… cũng là nơi cung cấp cho bạn nhiều nguồn tin phong phú và là những nơi tạo trend nhiều nhất. Vậy nên, chỉ cần nghiên cứu được hành vi khách hàng trên những trang mạng xã hội, người ta cũng đã có một nguồn dữ liệu khổng lồ.
Vậy là các bạn đã tìm hiểu xong về những cách nghiên cứu thông tin trước khi viết bài. Nghề viết là một nghề nói khó không khó, nhưng nói dễ cũng chẳng hề dễ. Chỉ cần bạn biết được những kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, Regudemy tìm chắc các dạng content đều không thể làm khó được bạn. Hãy tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin bổ ích về marketing tại Regudemy nhé. Chúc các bạn thành công!