Lộ trình học Performance Marketing sẽ giúp bạn có được kiến thức chủ chốt để lên kế hoạch marketing đạt hiệu quả. Theo dõi ngay lộ trình học cùng Regudemy nhé!
Performance Marketing là phương thức kết hợp đa kênh trong marketing mang đến những hiệu quả cụ thể. Hiện nay các doanh nghiệp đều muốn tiếp cận khách hàng qua kênh digital marketing và performance marketing chính là một mảnh ghép nhỏ trong kênh này. Vậy bạn cần nắm được những kiến thức gì trong performance marketing? Theo dõi ngay lộ trình học performance marketing dưới đây cùng Regudemy nhé!
Giới thiệu Performance Marketing
Performance Marketing được xem như một phương thức Digital Marketing của công ty, là cách mà doanh nghiệp xây dựng và triển khai hoạt động marketing dựa trên hiệu quả nó mang lại. Hình thức Performance Marketing áp dụng mô hình triển khai đa kênh tối ưu nhất hiện bằng cách dựa vào hành vi người tiêu dùng.
Điểm mạnh của Performance Marketing so với các hình thức quảng cáo trả phí thông thường được thể hiện qua việc tối ưu hiệu quả mang lại, thông thường là doanh thu, số lượng đơn hàng. Có thể đo lường hiệu quả cho việc tối ưu này qua các chỉ số ROI, CPO (Chi phí cho một đơn hàng)
Performance Marketing đang là phương thức được sử dụng phổ biến trong chiến dịch Digital Marketing
Tư duy khi học Performance Marketing
Regudemy đưa đến 4 tư duy mà bạn cần nhớ khi bắt đầu học Performance Marketing:
– Số liệu phải được minh bạch: Các mô hình digital marketing giúp nhà quản trị xác định các chỉ số truyền thông và hiểu kênh nào đang hoạt động tốt và ngược lại. Hầu hết các chỉ số đều được thể hiện theo thời gian thực. Điều này sẽ cho phép bạn xem chiến dịch của bạn đã đạt được bao nhiêu KPI và bạn nên tối ưu hóa thời gian còn lại của mình như thế nào.
– Liên tục tối ưu chi phí: Giúp công ty đặt nền tảng cụ thể để đánh giá và tối ưu hóa chi phí marketing. Tìm một kỹ thuật và công cụ tiếp thị hiệu quả hơn nhằm tối ưu hóa chi phí và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề cần được quan tâm của doanh nghiệp.
– Khả năng ứng dụng rộng: Tiếp thị hiệu suất có khả năng ứng dụng rộng rãi. Nó áp dụng cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu, tương tác, lưu lượng truy cập và chuyển đổi cũng như thu lợi nhuận từ các đơn đặt hàng.
– Kiểm soát chặt chẽ: Giúp tổ chức quản lý các hoạt động triển khai và giảm thiểu rủi ro một cách tối đa. Không ai có thể đảm bảo rằng việc thực hiện sẽ thành công mà không xảy ra những trục trặc nào. Ta nên sử dụng Performance Marketing như một công cụ giám sát và kiểm tra, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời cho các hoạt động để đạt được mục tiêu của công ty.
Chi tiết lộ trình học Performance Marketing cùng Regudemy
Nắm rõ các chỉ số đo lường trong Performance Marketing
Performance Marketing hoạt động và thể hiện kết quả qua các chỉ số đo lường cụ thể. Các chỉ số sẽ có sự khác nhau trong các ngành hàng. Regudemy giới thiệu đến bạn các chỉ số đo lường trong các ngành hàng nổi bật sau:
Chỉ số đo lường Performance Marketing ngành hàng thương mại điện tử:
– CPM (Cost Per Mille): Chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị
– CPC (Cost Per Click): Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp vào sản phẩm
– CR (Conversion Rate): Tỷ lệ chuyển đổi
– CAC (Cost Acquisition Customer): Chi phí tiếp cận và tạo ra 1 khách hàng mới (phát sinh hành vi mua lần đầu tiên)
– PEV (Per Ecommerce Value): Doanh thu đơn hàng trên 1 lượt nhấp chuột
Chỉ số đo lường Performance Marketing ngành công nghiệp game:
– NRU (New Register User): Người dùng đăng ký mới
– CPA/CPI (Cost Per Action/ Install): Chi phí trên mỗi lượt cài đặt
– ARPU (Average Revenue Per User): Doanh thu trên mỗi đơn vị người chơi
– RR (Retention Rate): % người dùng quay trở lại
– DAU (Daily Active User): người dùng đăng nhập hàng ngày
Đọc các case study thuộc chủ đề Performance Marketing
Sau khi nắm rõ các kiến thức cơ bản, bạn có thể tiếp tục đọc thêm các case study có sử dụng hình thức performance marketing để có được cái nhìn thực tế và khách quan hơn khi hình thức này được ứng dụng vào thực tế. Một số case study tiêu biểu về hình thức performance marketing mà bạn có thể tham khảo là case của ERA Group, Galle Watch,…
Hoạch định chiến lược Performance Marketing theo mô hình phễu toàn diện
Được xem như điểm mấu chốt của tiếp thị, bạn phải hiểu đầy đủ và tận dụng kiến thức của mô hình phễu toàn diện để hoạch định chiến lược performance marketing. Bạn có thể theo dõi các bước dưới đây để hoàn thiện chiến lược performance marketing theo mô hình phễu toàn diện:
– Awareness: bắt đầu từ sự nhận biết của khách hàng
– Sử dụng các công cụ hỗ trợ kích thích nhu cầu
– Tăng lượt tiếp cận khách hàng và tần suất hiển thị của quảng cáo trên các công cụ
– Truyền tải thông điệp
– Tối ưu tương tác
Mô hình phễu toàn diện sẽ hỗ trợ bạn hoạch định chiến lược performance marketing hiệu quả
Theo dõi, kiểm tra các công cụ hỗ trợ và học cách tối ưu hóa quy trình Performance Marketing
Việc sử dụng nhiều kênh tiếp thị mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức đối với việc giám sát và đánh giá. Bạn nên tìm hiểu thêm về tư duy đa kênh trong dài hạn để tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó việc tối ưu hóa quy trình performance cũng là điểm đáng chú ý để bạn xây dựng chiến lược hoàn thiện và mang lại hiệu quả hơn mong đợi.
Performance Marketing đang dần trở thành hình thức phổ biến được các công ty sử dụng để tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu. Regudemy hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ cho bạn cơ sở để bắt đầu lộ trình học performance marketing. Chúc bạn có nhiều thành công trong cuộc sống và đừng quên đón chờ những chủ đề thú vị tiếp theo về marketing của Regudemy nhé!