Marketing Funnel là gì? Có vai trò như thế nào trong chiến dịch Marketing? Hiệu quả mà hình thức Marketing đem lại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Marketing Funnel đóng một vai trò quan trọng trong một chiến dịch Marketing. Để thực hiện Marketing thành công thì doanh nghiệp phải nắm bắt được tâm lý, trạng thái và nhu cầu của người tiêu dùng của mình. Và công việc xây dựng phễu marketing chính là công cụ giúp cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ đó. Như vậy, hãy cùng với Regudemy tìm hiểu kỹ hơn về phương thức Marketing này nhé.
Marketing Funnel là gì?
Marketing funnel là một mô hình dạng phễu mà trong đó người tiêu dùng sẽ là trung tâm. Mô hình này mô tả hành trình của khách hàng đến với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bắt đầu hành trình từ lúc khách hàng tiếp cận và tìm hiểu về doanh nghiệp cho đến giai đoạn mua hàng và sau khi mua hàng.
Phễu Marketing sẽ là công cụ giúp cho doanh nghiệp biết được trạng thái hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp để tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, thì phễu marketing còn giúp cho doanh nghiệp nắm được chính xác số liệu mà không còn cần đoán tâm lý của người tiêu dùng nữa, vừa tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả.
Marketing Funnel đem lại những lợi ích gì?
- Công cụ này sẽ mô hình hóa hành trình của người mua; giúp các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các tiến trình đó. Các giải pháp này vạch ra từng tiến trình của người mua và lên kế hoạch cho những bước tiếp theo mà họ muốn triển khai.
- Khả năng đo lường của phễu Marketing. Thông qua theo dõi, ta sẽ dễ dàng nhận biết nếu mất khách hàng. Từ đó, lập các kế hoạch định hướng thay đổi, cải thiện các chiến lược marketing sang một hình thức khác để đem lại hiệu quả hơn. Cụ thể như sau: trước khi bước sang giai đoạn thứ hai nếu khách hàng đang có ý định không mua sản phẩm nữa, thì ta cần điều chỉnh hoặc thiết lập một chiến dịch mới để giữ khách.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu, đánh giá trạng thái của khách hàng kết hợp với mô hình Marketing Funnel, doanh nghiệp có thể nắm được điểm mấu chốt của quy trình đó. Và sẽ đưa ra các kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn. Kết hợp so sánh với kết quả các kênh Marketing, các doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng thúc đẩy doanh số, và có thể thu hút nhiều khách hàng trung thành hơn. Từ đó, nâng cao độ nhận diện của thương hiệu một cách hiệu quả hơn.
Marketing Funnel là gì?
Các giai đoạn xây dựng mô hình Marketing Funnel hiệu quả
Mô hình Marketing dạng Phễu sẽ bao gồm nhiều mô hình phễu với tên gọi của các giai đoạn khác nhau, nhưng nó sẽ đi từ nhận thức đến mua hàng như sau:
Nhận thức (Awareness)
Đây là giai đoạn mở đầu, nhưng có vai trò hết sức quan trọng. Giai đoạn đỉnh phễu với nhiệm vụ trọng trách là thu hút khách hàng thông qua các chiến dịch Marketing. Trong giai đoạn này người dùng sẽ chưa có phát sinh nhu cầu mua hàng, do đó các nhãn hàng sẽ thực hiện các hoạt động marketing thu hút khách hàng thông qua thấu hiểu và chạm được insight của họ. Các Marketers phải sáng tạo ra các ý tưởng, kế hoạch phù hợp với mục đích tạo sự chú ý của khách hàng. Cụ thể là thông qua quảng cáo, các cuộc tổ chức triển lãm, sự kiện, các bài viết được đăng trên các trang mạng xã hội phổ biến. Khi đã có được các khách hàng tiềm năng thì bước tiếp theo chính là giữ chân các khách hàng, biến họ trở thành các vị khách trung thành và có sự yêu thích đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Quan tâm (Interest)
Khi mà cơ sở dữ liệu của các khách hàng được thiết lập, từ thời điểm này, các khách hàng đã có sự nhận thức về thương hiệu. Theo tâm lý học hành vi, các khách hàng có trạng thái hứng thú, sự tò mò; và sẽ có nhu cầu tìm hiểu về thương hiệu. Ở giai đoạn này, các khách hàng sẽ bắt đầu tìm hiểu về thông tin công ty, về các loại sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mà doanh nghiệp cung cấp thông qua các phương tiện truyền thông. Đây chính là cơ hội tốt để các thương hiệu tạo các mối quan hệ tốt đẹp, mật thiết với người tiêu dùng; tạo sự quan tâm từ người tiêu dùng đến sản phẩm; biến họ trở thành khách hàng trong tương lai.
Đánh giá (Evaluation)
Ở giai đoạn này, khách hàng sẽ đưa ra các đánh giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, và so sánh với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác. Từ đó, hiểu rõ hơn về những tính năng, lợi ích của sản phẩm, rồi họ sẽ xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định có mua hàng hay không. Do đó, tại giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải quảng bá tới khách hàng những tính năng, lợi ích vượt trội của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Đồng thời, doanh nghiệp phải giải thích, thuyết phục các khách hàng của mình; đưa ra lý do tại sao họ nên mua sản phẩm, dịch vụ của mình mà không phải là của các doanh nghiệp đối thủ khác. Nếu làm tốt, các doanh nghiệp sẽ tạo được các mối liên kết thân thiết với người tiêu dùng. Tạo tiền đề cho việc biến họ dần trở thành các khách hàng trung thành. Để hiệu quả, các Marketers nên tạo ra chiến dịch khuyến mãi hoặc ưu đãi, hoặc tặng sản phẩm để tiếp tục nuôi dưỡng những khách hàng giá trị đó.
Ý định (Intent)
Sau khi người tiêu dùng đã đánh giá và cân nhắc về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Tiêu chí so sánh là dựa trên các ưu điểm, nhược điểm của cùng một sản phẩm. Như vậy, bên cạnh việc thuyết phục khách hàng, thì doanh nghiệp cũng phải tạo ra các chương trình có sức hấp dẫn để thu hút nhiều khách hàng hơn. Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ tốt sẽ để lại cho người tiêu dùng nhiều ấn tượng hơn về doanh nghiệp. Từ đó, tạo cho họ có ý định mua các sản phẩm, dịch vụ.
Mua hàng (Purchase)
Giai đoạn đáy phễu. Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Thông qua những đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng; thì liệu người tiêu dùng có lựa chọn tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu hay là không. Có thể nói rằng, mọi sự nỗ lực tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp đều phục vụ cho ‘thời khắc’ này, thời khắc mà khách hàng quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, ở giai đoạn này, việc đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm là phù hợp với người tiêu dùng nhất thì sẽ là giải pháp tốt nhất đối với họ. Nếu trải nghiệm của họ tại doanh nghiệp của bạn thật tốt đẹp thì khả năng cao khách hàng đó sẽ quay lại trong tương lai.
Các giai đoạn Marketing Funnel
Ứng dụng Marketing Funnel trong Digital marketing
Marketing Funnel sẽ giúp Marketer hiểu được khách hàng, và sau đó sẽ tìm các kênh để chạm tới họ thông qua nội dung thu hút. Digital marketer sẽ có vai trò phụ trách các kênh trên digital như: SMS, Email Marketing, Search Marketing, Social Media… Và có thể thực hiện ứng dụng Marketing Funnel vào trong Digital Marketing như sau:
- Thực hiện công việc nghiên cứu từ khóa và xác định một số từ khóa phổ biến đối với các lĩnh vực, thị trường của doanh nghiệp.
- Thực hiện sáng tạo ra các nội dung “độc” và “lạ” cho các từ khóa này. Đồng thời cung cấp cho khách hàng biết về các giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực mà bạn đem lại. Hoạt động hiệu quả công việc Marketing.
- Thực hiện cập nhật xuyên suốt các thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ đến cho khách hàng.
Sau khi người dùng mua sản phẩm, bạn có một chuỗi tự động khác giúp hướng dẫn khách hàng của bạn cách sử dụng sản phẩm và trả lời các câu hỏi thường gặp.
Kết luận
Tóm lại, không thể phủ nhận các tiện ích mà Marketing Funnel đã đem lại. Nhờ công cụ Funnels Marketing mà doanh nghiệp đã có thể dễ dàng xây dựng được các chiến lược hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời còn tiết kiệm được thời gian và công sức. Hy vọng, thông qua bài viết mà Regudemy đã cung cấp, bạn có thể hiểu được Funnels Marketing là gì và cách thức để áp dụng nó hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.